Tại sao lại có câu nói phong cách cổ điển là phong cách tự thuật thời phồn vinh của đế chế La Mã và Hy Lạp? Cùng nội thất Á Âu tìm hiểu chi tiết về phong cách cổ điển.
-
1. Nguồn gốc phong cách cổ điển.
Phong cách cổ điển được gọi là class design, đánh dấu mạnh nhất vào thế kỉ 17-18. Lối phong cách này có nền tảng dựa trên văn hóa phát triển thời hoàng kim La Mã và Hy Lạp. Bao gồm kinh tế, chính trị, văn hóa, nhu cầu nghệ thuật tại thời điểm đó.
Hi Lạp và La Mã là hai đế quốc nền tảng tạo nên văn minh phương Tây. Sự ảnh hưởng về văn hóa, kinh tế vượt ra khỏi ranh giới các nước từng là thuộc địa. Nhờ vào con đường giao thương đường biển, đã đem nét đặc trưng văn hóa phổ biến khắp trời châu Âu. Từ đó, tạo nên những câu chuyện “Đường nào cũng về La Mã”.
Đến hiện tại, chỉ có kiến trúc là còn lưu giữ lại thời kỳ phồn vinh của nền văn minh qua các di tích lịch sự.
-
2. Đặc điểm phong cách cổ điển.
Phong cách cổ điển được biết đến và sử dụng nhiều bởi các nhà tư bản. Vận dụng sự uyển chuyển về cấu trúc và cân bằng trong từng chi tiết để tạo nên một vẻ đẹp riêng cho chủ sở hữu.
Màu sắc chủ đạo: Vàng ánh kim và trắng, hai màu sắc tạo nên ảo giác về không gian, không khí công trình. Xây dựng lối kiến trúc trường tồn, vững bền, du nhập xu hướng với hai màu sáng. Bên cạnh hai màu này, một số kiến trúc kết hợp với một số màu như: Xanh olive, màu be sữa, kem, đỏ đô, xanh nhung, nâu gỗ, những màu nổi pha trầm, lạnh.
Tổng quan: Sử dụng lát nền đá 100% sàn nhà, đi nét ron trên bề mặt tường đứng và trần nhà. Sử dụng vật liệu nhung, da lộn, gỗ tự nhiên, gạch cổ, hàng dệt thủ công, sofa bọc da. Chia tỷ lệ không gian tuần thủ quy tắc tỷ lệ vàng, hài hòa, tinh tế. Kích thước các vật dụng trong không gian phải tương đương nhau. Trừ thảm trải sàn, các vật dụng khác phải có chân đế nâng đỡ. Chân đèn, loại đèn là một trong những nội thất nổi bật, thêm nét đẹp sang trọng, quý phái cho công trình.
Bạn có thể dễ dàng xem được các phong cách cổ điển xuyên suốt trong các câu chuyện, phim ảnh của nhà Disneyland. Mỗi một câu chuyện, công chúa của Disney đều là những màu sắc, hình ảnh, các phối màu chuyên nghiệp, đậm nét cổ điển của phong cách tư bản Hy Lạp, La Mã.
-
Các tiêu chí đạt yêu cầu phong cách cổ điển.
Để hoàn thiện một công trình chất lượng, nổi bật vẻ đẹp của phong cách cổ điển. Bắt buộc nhà thiết kế và chủ công trình phải bỏ ra nhiều tâm tư, tiền bạc và thời gian để đạt đến chất lượng như ý.
Chi phí dự án.
Bên cạnh các chi phí xây dựng, chủ đầu tư còn phải chi các chi phí khác như: Chi phí vận chuyển đồ nội thất nhập khẩu, chi phí gia công, chi phí nhân công, nguyên vật liệu,… Tổng số tiền bỏ ra là một con số khổng lồ nên phong cách cổ điển kén người lựa chọn do chi phí quá đắt đỏ. Và nếu lựa chọn, các khách hàng lại thích phong cách cổ điển kết hợp hiện đại, nổi bật là phong cách tân cổ điển.
Thời gian xây dựng
Trong quá trình xây dựng, yêu cầu khắt khe về chất lượng thi công, nguyên vật liệu, nội thất. Một số nguyên vật liệu không có trong nước, buộc cả công trình phải chờ nhập khẩu bằng đường hàng không hoặc biển, Một số thiết bị còn phải được gia công riêng. Chính vì thế, để hoàn thành dự án phải tốn một thời gian xây dựng và nhân công đáng kể. Các nhà thầu khi tiếp nhận dự án đều cố gắng tìm kiếm và nhập khẩu các nguyên vật liệu trước khi tiến hành dự án để đảm bảo đáp ứng kịp thời gian thi công.
Đồ nội thất
Các nội thất theo phong cách phương Tây, thật sự khó tìm tại thị trường Việt Nam. Đa phần được tìm thấy tại thị trường Trung Quốc hoặc thị trường vật liệu quốc tế. Các đồ nội thất khó tìm được ưu tiên gia công tại các xưởng gia công Việt Nam. Bao gồm một số nội thất như: Bàn console, bộ bàn ghế, console mái,… Một số khách hàng yêu cầu hàng cao cấp sẽ phải chờ đặt hàng và chuyển phát đường biển về Việt Nam trong một thời gian dài.
Văn hóa, sở thích
Những chủ thầu yêu thích lựa chọn phong cách này, thường là những khách hàng lớn tuổi lựa chọn cho nhà ở dạng biệt thự, nhà cổ điển, mô hình kinh doanh quốc tế,… Những mô hình thông thường như văn phòng, quán cà phê,… hầu như không lựa chọn phong cách này. Do không phù hợp với sở thích của nhóm đối tượng mục tiêu, chi phí xây dựng cao.
Những mô hình với mục đích kinh doanh các loại hình quốc tế, hội nhập, hội sở cao cấp yêu thích phong cách này. Tuy nhiên, tại Việt Nam cũng có một số mô hình phong cách cổ điển được lựa chọn xây dựng kiểu tư gia, cá nhân sở hữu nên không được tuyên truyền nhiều.
-
Một số công trình lịch sử phong cách cổ điển





