Chi phí xây nhà 2 tầng hiện nay thường bị chi phối bởi nhiều yếu tố, nên khó để mà cho ra một bảng ước lượng chính xác nhất. Vậy những yếu tố đó là gì? Hãy cùng Á Âu Furniture tìm hiểu trong bài viết sau đây!
1. Vì sao nên ước lượng chi phí xây dựng nhà 2 tầng?
Việc tính toán chi phí xây nhà 2 tầng sẽ mang đến cho gia chủ nhiều lợi ích thiết thực như:
1.1. Chủ động về tài chính
Tính toán chi phí kỹ lưỡng trước khi tiến hành thi công sẽ giúp gia chủ biết được chính xác mức giá xây nhà 2 tầng mà bản thân cần phải bỏ ra cho công trình. Từ đó, lập kế hoạch tài chính cụ thể và tránh được tình trạng thiếu hụt vốn trong quá trình xây dựng. Bên cạnh đó, việc này còn giúp bạn quản lý dòng tiền hiệu quả, tránh tình trạng phải vay nợ hoặc phải tạm dừng dự án giữa chừng do thiếu kinh phí.
1.2. Đảm bảo chất lượng
Khi đã nắm rõ ngân sách của mình, bạn có thể lựa chọn vật liệu xây dựng phù hợp với khả năng tài chính, đảm bảo chất lượng công trình mà không bị đội giá. Bên cạnh đó, có kế hoạch chi tiết cũng giúp bạn thuê được nhà thầu phù hợp với mức giá hợp lý và uy tín, đảm bảo chất lượng xây dựng.
1.3. Hạn chế phát sinh
Tính toán chi phí kỹ lưỡng giúp bạn dự phòng cho các chi phí phát sinh, giảm thiểu rủi ro tăng giá do thay đổi thiết kế hoặc giá vật liệu xây dựng biến động. Ngoài ra, việc tính toán này cũng giúp bạn dễ dàng theo dõi và kiểm soát các khoản chi tiêu, tránh tình trạng vượt quá ngân sách ban đầu.
1.4. Đảm bảo tiến độ
Việc kiểm soát chi phí và có kế hoạch chi tiết cho từng hạng mục, bên cạnh đó lên kế hoạch dự phòng là điều vô cùng cần thiết, những công việc này sẽ giúp bạn tránh tình trạng chậm tiến độ do thiếu hụt tài chính.
2. Giá xây nhà 2 tầng trọn gói được tính như thế nào?
Giá xây dựng nhà 2 tầng thông thường sẽ được tính theo công thức sau đây:
Chi phí xây dựng công trình = Tổng diện tích x Đơn giá xây/m2
Bạn có thể tham khảo ví dụ sau đây để hiểu chính xác hơn: Nhà 2 tầng với diện tích 60m2, được đổ móng băng và thiết kế mái tôn. Trong khi đó, đơn giá xây dựng hoàn thiện trên 1m2 của thị trường rơi vào mức giá sau:
- Giá vật tư trung bình: 5.000.000 đồng/m2
- Giá vật tư khá: 5.500.000 đồng/m2
- Giá vật tư tốt: 6.000.000 đồng/m2
Lúc này, chúng ta tiến hành tính toán như sau:
- Tổng diện tích = 60×50% + 60×100% + 60×100% + 60×30% = 168m2
- Chi phí xây nhà 2 tầng khi dùng vật tư tốt = 168×6.000.000 = 1,008,000,000
- Chi phí xây nhà 2 tầng khi dùng vật tư TB = 168×5.000.000 = 840,000,000
- Chi phí xây nhà 2 tầng khi dùng vật tư khá = 168×5.500.000 = 924,000,000
Như vậy, tùy vào lựa chọn chủng loại vật tư mà đơn giá xây nhà 2 tầng trọn gói có thể rơi vào khoảng từ 900 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng.
3. Yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây nhà 2 tầng
Như đã nói ở trên, chi phí xây nhà 2 tầng phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau, chúng ta cùng điểm qua một số yếu tố tiêu biểu sau đây:
3.1. Vị trí thi công
Chi phí xây dựng nhà 2 tầng có thể biến đổi lớn tùy theo vị trí đất. Khu vực thành thị thường có chi phí cao hơn nông thôn. Bên cạnh đó, địa hình của đất cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình đào móng. Thông thường, đào móng ở những nơi có địa hình đất mềm và yếu đòi hỏi tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí cũng đắt đỏ hơn.
3.2. Diện tích công trình
Diện tích nhà càng lớn đòi hỏi việc vận chuyển và tiêu tốn nhiều nguyên vật liệu hơn so với những ngôi nhà thông thường. Bên cạnh đó, quy mô số tầng, số phòng,… bên trong công tình cũng sẽ là yếu tố tác động trực tiếp đến giá thi công.
3.3. Vật liệu thi công
Chất lượng vật liệu sử dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí xây nhà 2 tầng. Nếu bạn ưa thích phong cách cổ điển, tân cổ điển, luxury,… thì sẽ phải bỏ ra chi phí nhiều hơn bởi đây là những phong cách ưa chuộng sử dụng những nguyên vật liệu, món đồ nội thất đắt đỏ.
Ngoài ra, giá nguyên vật liệu cũng sẽ thay đổi tùy theo từng thời điểm trong năm, từng vị trí xây dựng. Nếu thi công ở thành phố thì giá vật liệu sẽ mắc hơn và ngược lại. Cũng tương tự, nếu xây dựng công trình vào mùa mưa thì bạn sẽ phải chi trả chi phí nhiều hơn cho việc bảo quản, di dời vì ảnh hưởng của thời tiết.
3.4. Chi phí nhân công
Chi phí nhân công thay đổi phụ thuộc vào kinh nghiệm và tay nghề của đội ngũ trong lĩnh vực đó. Mức lương công nhân khác nhau ở các khu vực khác nhau và phụ thuộc vào tình hình thị trường lao động tại thời điểm xây dựng. Nếu bạn lựa chọn đơn vị uy tín và có đội ngũ chuyên nghiệp thì việc chi trả mức giá cao hơn để thuê là điều tất yếu.
3.5. Thời gian xây dựng
Đây có lẽ là yếu tố mà chủ nhà nào cũng cần xem xét và thỏa thuận trước với nhà đầu tư. Vì nếu thời gian xây dựng càng lâu, kéo dài thì bạn cũng sẽ phải trả lương công nhân lâu hơn và kéo theo ảnh hưởng của biến động giá cả vật liệu làm chi phí tăng lên đột ngột, vượt ngân sách.
3.6. Các chi phí khác
Ngoài chi phí thi công nhà 2 tầng, gia chủ cần quan tâm đến các chi phí sau đây:
- Chi phí giấy phép xây dựng: Bao gồm các khoản phí xin cấp phép xây dựng từ cơ quan chức năng.
- Chi phí thiết kế và tư vấn: Chi phí thuê kiến trúc sư, kỹ sư, và các dịch vụ tư vấn khác.
- Chi phí phát sinh: Trong quá trình xây dựng, có thể xuất hiện các chi phí phát sinh không dự tính trước như thay đổi thiết kế, vật liệu hoặc sửa chữa các lỗi phát sinh.
4. Bí quyết giúp bạn tối ưu hiệu quả chi phí thi công nhà 2 tầng
Dựa trên kinh nghiệm hoạt động lâu năm của mình, Á Âu Furniture tổng hợp đến bạn đọc một số kinh nghiệm tiết kiệm chi phí xây nhà 2 tầng hiệu quả như sau:
- Có kế hoạch cụ thể và dự toán chi phí cho từng hạng mục trước khi bắt đầu xây dựng. Điều này giúp bạn kiểm soát ngân sách và tránh phát sinh chi phí không cần thiết.
- Chọn thiết kế đơn giản, không quá phức tạp, tối ưu không gian sống để hạn chế tối đa chi phí nguyên vật liệu.
- Lựa chọn nội thất thông minh, được tích hợp nhiều chức năng có thể giúp hạn chế chi phí mua sắm quá nhiều đồ.
- Giám sát quá trình thi công để đảm bảo không có lãng phí và chất lượng công trình được đảm bảo.
- Tìm kiếm và chọn nhà thầu có uy tín, kinh nghiệm và có hợp đồng rõ ràng để tránh chi phí phát sinh do lỗi thi công.
Trên đây là cách tính chi phí xây nhà 2 tầng cụ thể và các yếu tố ảnh hưởng đến nó. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ dự trù được ngân sách và kiểm soát hiệu quả nhất. Chúc các bạn thành công.
>> Xem thêm:
Báo giá xây dựng nhà xưởng mới nhất 2024
Hợp đồng xây dựng nhà ở bao gồm những thông tin gì?