Thiết lập bảng dự toán chi phí xây dựng là công việc quan trọng trước khi bắt đầu thi công công trình để đảm bảo ngân sách và giám sát hiệu quả hơn. Bài viết sau đây của Á Âu Furniture sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này và những vấn đề liên quan. Cùng theo dõi nhé!
1. Dự toán chi phí xây dựng là gì?
Dự toán chi phí xây dựng là quá trình ước lượng và tính toán trước các chi phí liên quan đến việc xây dựng một công trình hoặc dự án. Quá trình này thường bao gồm việc xác định các yếu tố như vật liệu, lao động, thiết bị, chi phí hạ tầng, chi phí hành chính, và các khoản phí khác.
2. Mục đích của việc dự toán chi phí xây nhà
- Lập kế hoạch ngân sách: dự toán xây dựng nhà ở giúp xác định số tiền mà gia chủ cần phải bỏ ra để hoàn thành dự án đang xây dựng, từ đó có kế hoạch rõ ràng hơn.
- Kiểm soát chi phí: dự toán chính xác chi phí thi công giúp gia chủ quản lý hiệu quả nguồn vốn trong quá trình xây dựng. Nó giúp đảm bảo rằng các nguồn lực được sử dụng một cách hiệu quả và giúp tránh những vấn đề tài chính không mong muốn.
- Đánh giá tính khả quan: Bằng cách ước lượng trước mọi chi phí, các bên liên quan có thể đánh giá tính khả thi của dự án và có kế hoạch khác nếu cần thiết.
- Xác định rủi ro: Dự toán chi phí xây dựng cũng giúp trong việc đánh giá và quản lý các rủi ro liên quan đến chi phí, giúp đảm bảo rằng dự án được thực hiện một cách hiệu quả về mặt tài chính.
3. Dự toán chi phí được lập đối với công trình nào?
Căn cứ vào Điều 11 Nghị định 10/2021/NĐ-CP, dự toán chi phí công trình được quy định như sau:
Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính để xây dựng công trình được xác định theo thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Nội dung dự toán xây dựng công trình gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng. Các khoản mục chi phí trên được quy định chi tiết tại các điểm b, c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 5 Nghị định này, trừ các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác tính chung cho cả dự án.
Đối với dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư xác định tổng dự toán để quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong trường hợp cần thiết. Tổng dự toán gồm các dự toán xây dựng công trình và chi phí tư vấn, chi phí khác, chi phí dự phòng tính chung cho cả dự án.
4. Các hạng mục cần có trong dự toán chi phí xây dựng
Thông thường, bảng dự toán chi phí xây dựng sẽ bao gồm 6 khoản mục chính sau đây:
4.1. Chi phí thi công:
- Chi phí trực tiếp (gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí thiết bị thi công) được xác định theo khối lượng và đơn giá thị trường hoặc dựa trên khối lượng và giá xây dựng tổng hợp.
- Chi phí gián tiếp (gồm: chi phí chung, chi phí xây nhà tạm để ở, chi phí điều hành, chi phí thiết kế) được xác định dựa trên % của chi phí trực tiếp.
- Thu nhập chịu thuế được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%).
- Thuế giá trị gia tăng dựa trên quy định của luật hiện hành.
4.2. Chi phí thiết bị:
Chi phí thiết bị được xác định cụ thể như sau:
- Chi phí mua sắm trang thiết bị được xác định dựa trên khối lượng, số lượng và chủng loại trên thị trường được liệt kê trong dự án được duyệt, thẩm định và giá mua thiết bị tương ứng;
- Chi phí gia công, chế tạo thiết bị (nếu có) được xác định bằng cách lập dự toán trên cơ sở khối lượng, số lượng thiết bị cần gia công, chế tạo và đơn giá gia công, chế tạo tương ứng.
- Các chi phí còn lại liên quan đến trang thiết bị thi công dự án được xác định bằng phương pháp lập dự toán hoặc trên cơ sở định mức chi phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
4.3. Chi phí khác:
- Chi phí quản lý dự án: được xác định dựa trên quy định tại Điều 30 Nghị định 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021.
- Chi phí tư vấn thiết kế thi công dự án: được xác định dựa trên quy định tại Điều 31 Nghị định 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021.
- Chi phí dự phòng: gồm chi phí phát sinh các hạng mục khác, dự phòng khối lượng, công việc phát sinh,…
- Chi phí khác (gồm: quản lý dự án, giám sát, bảo trì, bảo hiểm, phí xin phép, thẩm định,…) được xác định dựa trên định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành tại thời điểm lập bảng dự toán hoặc bằng phương pháp lập dự toán.
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến dự toán chi phí xây nhà
Thiết lập bảng dự toán chi phí xây dựng có thể bị chi phối bởi những yếu tố sau đây:
- Kiến trúc công trình: Diện tích xây dựng và kiểu dáng của ngôi nhà sẽ ảnh hưởng đến lượng vật liệu và lao động cần thiết.
- Vị trí công trình: Vị trí địa lý có thể ảnh hưởng đến giá cả của vật liệu xây dựng, chi phí vận chuyển và cung cấp nguồn nhân lực.
- Vật liệu xây dựng: Lựa chọn vật liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí xây dựng vì vật liệu càng cao cấp thì giá thành càng đắt đỏ.
- Nhà thầu và nhà cung cấp: Sự lựa chọn nhà thầu và nhà cung cấp có thể ảnh hưởng đến giá cả và chất lượng của dự án.
- Các yêu cầu pháp lý tại khu vực: Các yêu cầu pháp lý và quy định xây dựng có thể tăng chi phí cho việc đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật.
6. Phê duyệt dự toán chi phí xây dựng thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?
Quy định về quyền phê duyệt dự toán chi phí xây dựng được nêu rõ trong Điều 14 Nghị định 10/2021/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền phê duyệt dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Điều 82 Luật Xây dựng được sửa đổi, bổ sung tại khoản 24, 25 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.
Chủ đầu tư phê duyệt dự toán chi phí các công việc chuẩn bị để lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và các chi phí tính chung cho cả dự án.
Quyết định phê duyệt dự toán xây dựng công trình và dự toán chi phí quy định tại khoản 2 Điều này được gửi cho người quyết định đầu tư..
>> Xem thêm: Hợp đồng xây dựng nhà ở bao gồm những thông tin gì?