6 kinh nghiệm xây nhà lần đầu cho người mới

Kinh nghiệm xây nhà lần đầu tiết kiệm chi phí cho người mới

kinh nghiệm xây nhà lần đầu

Xây nhà là việc tốn kém và vất vả. Do đó, đối với những gia chủ xây nhà lần đầu sẽ gặp nhiều khó khăn vì có quá nhiều quy trình, thủ tục. Bài viết sau đây của Á Âu Furniture sẽ giúp bạn nắm được 10 kinh nghiệm xây nhà lần đầu hiệu quả và thành công. Cùng theo dõi nhé!

1. Lập bảng thiết kế công trình

kinh nghiệm xây nhà lần đầu

Bước đầu tiên trong kinh nghiệm xây nhà lần đầu, mọi người nên lập nhiệm vụ thiết kế, có mục đích sử dụng rõ ràng, đó là bám sát nhu cầu sử dụng hàng ngày của mọi người trong gia đình.

Để tránh việc phát sinh chi phí, xác định rõ quy mô căn nhà. Với mỗi căn nhà cần bố trí bao nhiêu phòng, gồm những chức năng gì, style thẩm mỹ phù hợp với bối cảnh. Nhờ các bước này, mọi người cũng sẽ dễ dàng xác định được ngân sách hợp lý, giảm tải các chi phí phát sinh.

2. Khảo sát hiện trạng

kinh nghiệm xây nhà lần đầu

Sau khi lập nhiệm vụ thiết kế, tiến hành khảo sát địa chất và hiện trạng là một trong những kinh nghiệm xây nhà lần đầu mà bạn cần nắm. Bước này được thực hiện để tránh việc chọn sai phương án kết cấu móng dẫn đến hư hỏng, nghiêng lún nhà sau này. KTS và bên trắc địa có thể khảo sát đo vẽ tỉ lệ 1/200 vì các ưu điểm:

  • Có bản vẽ hiện trạng chính xác của khu đất để bàn giao KTS, tránh đo vẽ sai lệch sau này khớp vào bản vẽ bị sai lệch
  • Biết được thổ nhưỡng, nền đất có bị yếu không nếu cần phải có phương án gia cố lại nền đất tránh nhà bị nghiêng lún nứt gãy kết cấu sau này
  • Có các thông số về cao độ, phục vụ tính toán khối lượng đào đắp đất
  • Cần kiểm tra lại ranh giới chính xác của khu đất, khoảng lùi xây dựng và chỉ giới đường đỏ trong quy hoạch để tránh sau bị tranh chấp cưỡng chế.

3. Lập hồ sơ thi công

kinh nghiệm xây nhà lần đầu

  • Bản vẽ phải có thông tin ngày xuất hồ sơ, phải thể hiện chi tiết tất cả các bộ phận trong công trình, đầy đủ về cấu tạo, kích thước, chi tiết vật liệu và các thông số kỹ thuật để có thể thi công chính xác nhất, đầy đủ điều kiện để có thể lập dự toán chi phí thi công dành cho công trình xây dựng.
  • Thuyết minh sẽ được trình bày riêng, trực tiếp và đầy đủ trên bản vẽ thiết kế thi công, giải thích đầy đủ những nội dung mà bản vẽ thể hiện để người trực tiếp thi công xây dựng theo đúng thiết kế để họ thực hiện.
  • Bản vẽ phải được giao tối thiểu 3 bộ hồ sơ in bản cứng (1 Bộ chủ đầu tư,1 bộ chủ thầu, 1 bộ bảo lưu) và bản mềm PDF.

4. Dự toán chi phí xây dựng

kinh nghiệm xây nhà lần đầu

Thêm 1 kinh nghiệm xây nhà lần đầu nữa mà gia chủ cần nắm đó là bạn cần dự trù kinh phí nhà ở để phòng ngừa trước những tình huống phát sinh thêm ngân sách mà không đủ để bù vào. Một số chi phí cần dự toán như:

  • Chi phí phá dỡ và san lấp mặt bằng
  • Chi phí gia cố nền móng để đảm bảo tính vững chắc cho ngôi nhà
  • Chi phí cấp giấy phép xây dựng công trình
  • Chi phí xây dựng cơ bản gồm: chi phí xây dựng phần thô + chi phí xây dựng phần hoàn thiện + chi phí nhân công + giám sát công trình + chi phí thuê nhà thầu.
  • Chi phí mua sắm trang thiết bị, nguyên vật liệu
  • Chi phí thiết kế công trình, thiết kế nội thất
  • Dự trù khoảng 10% chi phí phát sinh

5. Tìm đơn vị thi công uy tín

Một trong những kinh nghiệm xây nhà lần đầu cho người mới đó là làm việc với đơn vị thi công uy tín. Chúng ta cần hiểu rõ cách chọn đơn vị tên tuổi, các hình thức hợp đồng,… Điều này sẽ đảm bảo an toàn và chất lượng cho công trình của bạn.

kinh nghiệm xây nhà lần đầu

5.1. Tiêu chí đánh giá đơn vị thi công uy tín

  • Kinh nghiệm và lịch sử hoạt động: Xem xét thời gian hoạt động của công ty và các dự án mà họ đã thực hiện trong quá khứ. Kinh nghiệm thường là một chỉ số của uy tín.
  • Chứng nhận và giấy phép: Đảm bảo rằng công ty có đủ chứng nhận và giấy phép cần thiết từ các cơ quan chính phủ hoặc tổ chức uy tín.
  • Phản hồi từ khách hàng: Tìm hiểu ý kiến của khách hàng trước đó thông qua đánh giá trực tuyến, phản hồi trực tiếp từ các dự án hoặc từ người quen.
  • Dịch vụ khách hàng và hỗ trợ: Đánh giá cách họ tương tác với bạn trong quá trình tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật.
  • Nhân viên và đội ngũ: Xem xét kinh nghiệm và chuyên môn của đội ngũ thi công và quản lý dự án.
  • Tính chuyên nghiệp: Đánh giá cách họ xử lý các vấn đề, làm việc với khách hàng và hoàn thành dự án đúng thời gian và ngân sách.
  • Cam kết bảo hành và bảo trì: Đảm bảo rằng công ty cung cấp cam kết bảo hành và bảo trì cho công việc đã hoàn thành để đảm bảo sự hài lòng của bạn trong tương lai.

5.2. Ưu nhược điểm của các hình thức hợp đồng

Có nhiều hình thức hợp đồng để gia chủ lựa chọn:

  • Khoán vật tư: Đây là hình thức hợp đồng mà nhà thầu là người sẽ lo từ A – Z, chi phí là trọn gói và không phát sinh thêm nên gia chủ không cần bận tâm trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên, hạn chế của hình thức này là tình trạng thay đổi vật liệu, cát vàng xây dựng và ăn bớt vật tư nên nếu không có sự thống nhất và giám sát chặt chẽ sẽ khó đảm bảo được chất lượng công trình.
  • Khoán nhân công: Đây là hình thức được lựa chọn nhiều nhất bởi tiết kiệm được khá nhiều chi phí nhưng lại không mang đến hiệu quả cao và chủ nhà phải bỏ nhiều công sức hơn. Trong trường hợp quản lý không tốt, quá trình thi công sẽ bị kéo dài. Chưa kể, với những người không có kinh nghiệm xây nhà ở thì rất dễ gây dư thừa, lãng phí vật tư.
  • Khoán phần thô và nhân công hoàn thiện: Đây là hình thức mà chủ nhà có thể lựa chọn vật tư theo ý muốn về chất liệu, hình dáng, màu sắc,… Bù lại thì sẽ gây mất thời gian, công sức để tìm hiểu, đi mua vật tư và có thể chậm trễ thời gian do phối hợp với nhà thầu không tốt giữa thi công và cung ứng vật tư.

5.3. Hợp đồng thi công cơ bản

Hợp đồng thi công cơ bản gồm: 

  • Thông tin về các bên tham gia ký kết hợp đồng
  • Nội dung và khối lượng công việc.
  • Chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác của công việc.
  • Tiến độ thực hiện và thời hạn hoàn thành công việc.
  • Giá hợp đồng xây dựng; tạm ứng hợp đồng xây dựng; thanh toán hợp đồng xây dựng; điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng.
  • Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ nhà và của bên nhận thầu trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng, nghiệm thu các công việc hoàn thành; bảo hành công trình; bảo vệ môi trường, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ; điện, nước và an ninh công trường; xử lý đối với các sai sót.
  • Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng bởi bên chủ nhà và bên nhận thầu.
  • Thưởng, phạt vi phạm hợp đồng.
  • Giải quyết khi xảy ra rủi ro cũng như các bất khả kháng; giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng.
  • Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng.

6. Giám sát quá trình thi công chặt chẽ

kinh nghiệm xây nhà lần đầu

Một kinh nghiệm xây nhà trọn gói nữa mà bạn cần lưu ý là giám sát việc thi công xây dựng chặt chẽ, nghiêm ngặt để chất lượng công trình đảm bảo nhất.

6.1. Các bước trong thi công nhà ở

  • Thi công móng: Đào đất, đắp đất, gia công coppha, cốt thép, đổ bê tông, bể phốt, bể nước.
  • Thi công thân nhà: Gia công coppha, cốt thép, đổ bê tông cột, sàn, dầm, xây tô, trát nền
  • Thi công chống thấm 
  • Thi công mái: Lắp dựng xà gồ, lọt mái, vì kèo hoặc đổ bê tông
  • Lắp khung bao cửa
  • Lắp đặt hệ thống đường ống, điện, nước, cáp quang,…
  • Bả matit, sơn nước, sơn dầu
  • Lắp lan can, tay vịn, đóng trần thạch cao
  • Ốp lát gạch sàn, cầu thang, bàn bếp, lavabo
  • Lắp thiết bị điện, công tắc, ổ cắm, đèn chiếu sáng, thiết bị vệ sinh…
  • Lắp đặt nội thất, trồng cây
  • Dọn dẹp vệ sinh công nghiệp

6.2. Các lưu ý trong quá trình thi công

  • Các hạng mục liên quan đến kết cấu nhà ở cần đảm bảo tuân thủ bản vẽ kỹ thuật tuyệt đối và kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt của kỹ sư giám sát.
  • Chống thấm đúng kỹ thuật và cần kiểm tra kỹ trước khi bàn giao vì chất lượng chống thấm phải 1 thời gian sau đó mới biết được.
  • Hệ thống điện nước cần thực hiện đúng kỹ thuật, dùng thiết bị chuyên dụng để tránh xảy ra lỗi, hư hỏng nặng trong quá trình sử dụng.
  • Nên lắp thêm camera tại công trình để thuận tiện cho việc giám sát.

Xây nhà là việc quan trọng của đời người, do đó hy vọng những kinh nghiệm xây nhà lần đầu cho người mới trên đây của Á Âu Furniture sẽ giúp bạn tránh được những điều phiền phức có thể xảy ra trong quá trình thi công.

>> Xem thêm:

Kinh nghiệm xây nhà trọ cho thuê 

Làm thế nào để xây nhà 3 tầng đẹp, tối ưu ngân sách?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.