Phong cách Đông Dương - Sự giao thoa giữa 2 nền văn hóa

Mơ Màng Với Vệt Giao Thoa Văn Hóa Phong Cách Đông Dương

phong cách Đông Dương

Phong cách Đông Dương hay còn gọi là Indochine Style (Phong cách Ấn Độ và Trung Quốc), được tạo nên bởi kiến trúc sư người Pháp vào năm 1920. Đặc trưng của phong cách này là thể hiện sự giàu có của giai cấp thời đó, sử dụng chất liệu và màu sắc âm hưởng thiên nhiên.

phong cách đông dương

1. Giới thiệu về phong cách Đông Dương

Khởi nguồn từ nước Pháp vào năm 1920 bởi kiến trúc sư người Pháp  Emest Hébrard. Phong cách này chính thức trở nên phổ biến rộng rãi 

Nguồn gốc: Là sự kết hợp giữa hai văn hóa thiết kế nội thất Ấn Độ và Trung Quốc được vận dụng điệu nghệ, đánh dấu xu hướng mới bởi kiến trúc sư người Pháp Emest Hébrard vào năm 1920. Lối kiến trúc thiết kế mới chính thức du nhập và phổ biến vào văn hóa người Việt theo con đường chiến tranh do Pháp gây ra trên khu vực Đông Dương. 

Chất liệu chủ đạo: Gỗ màu tối, vải nhung, gạch men họa tiết trắng đen, mây, cói, tre.

Nhận diện: Những vách ngăn, bức bình phong, trần nhà, lối ra vào sử dụng gỗ màu tối, họa tiết rỗng đối xứng, lập lại trên thiết kế. Chia cách không gian bằng các vách ngăn gỗ xuyên thấu. Trần nhà bài trí cầu kỳ bằng gỗ và đèn màu vàng tối giản. Sàn nhà lát gạch men họa tiết đối xứng, tinh giản với hai màu đen trắng. 

2. Vật liệu chủ đạo cho phong cách đông dương

phong cách đông dương

Các vật liệu nổi tiếng, được sử dụng chủ yếu vào thời kỳ hoàng kim của phong cách Đông Dương như:

  • Các loại gỗ màu tối. 
  • Các chế phẩm vải nhung, gấm, lụa. 
  • Gạch bông, nung vô sắc họa tiết đối xứng. 
  • Các chế phẩm từ tre, mây, cói, trúc,…

Văn hóa thiết kế Đông Dương thời kỳ đó phổ biến 6 nước là Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Malaysia. Phong cách Đông Dương khác biệt tại các nước nhờ cách phối hợp với bản sắc từng quốc gia. Thiết kế Đông Dương đến Việt Nam sử dụng một số vật liệu chế phẩm thiên nhiên từ tre, mây, cói,… cho việc bố trí nội thất và tạo dựng không gian mang phong cách Đông Dương Việt Nam.

Để tạo dựng một thiết kế Đông Dương phù hợp cho người Việt sinh hoạt, các kiến trúc sư đã lựa chọn việc xây dựng các tiểu tiết từ vật liệu thuần Việt. Điểm nổi trội của văn hóa Đông Dương là sử dụng gỗ tối cho các chi tiết nội thất như: Vách ngăn xuyên thấu, kết cấu khung, chi tiết ốp tường, console mái, bàn ghế. Sử dụng thêm các chi tiết tân cổ điển trong thiết kế kiến trúc như: Họa tiết đối xứng cho các thiết kế bên ngoài của dự án. Bên trong của thiết kế ưa chuộng, kết cấu nghệ thuật của họa tiết tĩnh vật, họa tiết tranh chữ,…

3. Các mô hình phong cách Đông Dương nổi tiếng tại Việt Nam

Các bạn sẽ dễ dàng phân biệt được các phong cách thiết kế dựa vào những màu sắc chủ đạo, chi tiết thiết kế nội thất. Đối với phong cách Đông Dương, người xem nhận biết được dựa vào mối tương quan màu sắc độc đáo như: Màu gỗ trầm tối, màu sắc sáng đậm, không chói lóa 

Nội thất Á Âu cùng bạn khám phá một số công trình theo phong cách Đông Dương nổi tiếng tại Việt Nam như:

  • Khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội được xây dựng vào năm 1901 thời Pháp thuộc. Có vị trí ngay tại trung tâm Thủ đô liên bang Đông Dương thời kỳ đó. Kiến trúc lịch sử văn hóa Đông Dương được trùng tu và sửa đổi liên tục để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Trong quá trình trùng tu yêu cầu đảm bảo phục hồi nguyên bản nét đẹp kiến trúc này. 

phong cách đông dương

  • Khách sạn Azerai La Residence Huế từng là khu dinh thự của phủ toàn quyền Pháp tại Miền Trung Việt Nam. Khách sạn 5 sao này thuộc danh sách 100 khách sạn đẹp nhất thế giới và thuộc sở hữu của tập đoàn Accor. Những năm gần đây, khách sạn được trùng tu định kỳ để lưu giữ vẻ đẹp truyền thống, kỳ vĩ một thời của khu vực cố đô Huế. 

phong cách đông dương

  • Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh: Một di tích lịch sử được khánh thành vào ngày 1 tháng 1 năm 1900. Nhằm đáp ứng nhu cầu, sở thích nghe nhạc trong nhà hát của người Pháp và chính quyền miền Nam. Cùng giống các di tích khác, nhà hát thành phố được người dân TP.HCM ưu ái, trau chuốt trên từng nét đẹp để đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn cho người tham quan. 

phong cách đông dương

  • Nhà thờ Đức Bà TP.HCM: Di tích tham quan văn hóa được xây dựng bởi hai phong cách là Đông Dương và tân cổ điển. Nổi bật cho phong cách tân cổ điển trong thiết kế là phần mái nhọn, cao, họa tiết cầu kì. Ngoài ra còn có một di tích cũng không kém phần sắc sảo, tráng lệ là tòa bưu điện TP.HCM từng là tòa nhà thị chính phức hợp năm 1908. 

phong cách đông dương

4. Bạn cần tư vấn thiết kế phong cách Đông Dương

Khách hàng yêu thích các thiết kế Đông Dương nhưng lo lắng tính phù hợp và mục đích sử dụng, có thể liên hệ HOTLINE 0964 22 79 68, hoặc ZALO 0389 38 11 45 để được tư vấn chi tiết về ý tưởng thiết kế. 

Các thiết kế Đông Dương những năm gần đây được sử dụng chủ yếu cho các mô hình như: Khách sạn, cửa hàng làm đẹp, thời trang, quán ăn, nhà ở, căn hộ,… 

Hiện nay, một số gia đình lựa chọn phong cách trang trí Đông Dương cho ngôi nhà sinh hoạt. Nhóm khách hàng này thường có nhu cầu cao về tính nghệ thuật đương đại rõ rệt, yêu thích sự cổ điển, trang nhã, yên tĩnh, sang trọng. Phong cách này được ưu ái gần đây bởi các chi tiết nội thất đương đại được gia cố chắc chắn và an toàn hơn nhiều.

phong cách đông dương

Một số thiết bị có vẻ ngoài cổ điển, mỏng manh nhưng được làm từ các chất liệu kim loại, gỗ, nhựa giả mây,… Ngoài ra, phong cách Đông Dương hiện đại được pha màu kết hợp với một số phong cách thiết kế nội thất khác như: Hiện đại, Hawaii, Tân Cổ Điển,…

Tại sao số ít khách hàng ở chung cư, căn hộ sử dụng phong cách này ? Để tìm hiểu câu trả lời hãy đọc bài viết khác tại website nhé. 

>> Xem thêm:

Phong cách thiết kế nội thất Tối giản

Phong cách nội thất cổ điển

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.